SMB có nên thay thế on-prem servers (physical và virtual) bằng cloud servers (trong nước hoặc quốc tế) ?
Với chiến lược cloud-first, SMB có thể dọn dẹp phòng server bằng cách migrate on-prem servers lên cloud càng nhiều càng tốt, ưu tiên SaaS nhưng nếu ko được thì dùng IaaS. Cloud server trong nước (cmc, fpt, Viettel) và quốc tế (azure, aws) có sự khác nhau khá rõ về chi phí và đường truyền, và đây cũng là bất lợi của cloud quốc tế vì chi phí cao và đường truyền quốc tế ko tốt bằng trong nước.
Dưới đây là so sánh chi phí cloud trong nước và quốc tế khi 1 DN nhỏ (khoảng 65 users) muốn chuyển lên cloud vào đầu năm 2020:
Chi phí chênh lệch khá lớn ở phần đường truyển50M MPLS:
· Cloud trong nước thì 8,4tr/tháng
· Cloud quốc tế thì 117,5tr/tháng
Ngoài ra phần thuê Server cũng chênh lẹch:
· Cloud trong nước: 18tr/tháng
· Cloud Azure: 50tr/tháng
Do đó tổng chênh lệch1 năm khi dùng cloud quốc tế và trong nước là(2,1ty – 407tr)=1,6ty/năm
Nếu DN có ngân sách ít chắc chắn nên chọn cloud trong nước. Khi đó phòng server sẽ chỉ còn switch và firewall, vì các servers đã được migrate hết lên cloud. Cần 1 kết nối riêng (MPLS, Metro …) ổn định để nối từ phòng server đến DC của cloud provider trong nước, như đường MPLS 50M trong ví dụ trên. Mặc dù giá thuê cloud trong nước vẫn đắt hơn là tự hosting, nhưng bù lại nó cho mình chất lượng và giúp giải phóng phòng server, và cơ cấu lại chi phí.
Tóm lại SMB nên nhận thức rõ về chiến lược cloud-first, trong đó ưu tiên trước hết là SaaS, sau đó đến PaaS, và những gì còn lại (ko phù hợp với SaaS và PaaS) thì chạy trong IaaS (trong nước hoặc quốc tế). Và trong ví dụ trên, nếu muốn giảm chi phí thì cloud trong nước cần được chọn.
Topo:
On-prem IT Room (no server)—-(mpls, metro)—-DC of cloud provider (cmc, fpt, Viettel)
Câu hỏi:
+AE đánh giá thế nào về việc lựa chọn cloud server trong nước như trong vd trên ? ưu điểm và nhược điểm của lựa chọn này ?
+Cloud-First có nên là chiến lược của SMB và tại sao ? thực hiện nó thế nào ?
+Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng cloud server (và IaaS nói chung) của cloud trong nước ? đề xuất 1 số cloud provider trong nước uy tín …
+Cty bạn có áp dụng cloud-first ko ? và sử dụng cloud nào. ?
Trong quản trị hệ thống các anh em hay có như cầu chuyển đổi hệ thống ảo hóa qua lại với nhau từ các môi trường ảo hóa VMware Esxi sang hyper-v hoặc Hyper-V qua VMware Esxi, việc chuyển đổi này tương đương việc đổi các định dạng disk hệ thống cho phù hợp, Ví dụ Vmware (VMDK)=> Hyper-V (VHDX) hoặc ngược lại. Hôm nay Phương Nguyễn giới thiệu 1 tính năng rất hay của Veeam backup & Replication dùng để convert từ máy ảo VM từ môi trường VMware Vsphere Esxi sang Hyper-V nhé.
Thông tin
VM đang chạy ESXI6.7 đang chạy dịch vụ Microsoft Exchange 2016
Host Đang chạy Hyper-V cần move máy ảo Exchange qua.
Server Veeam backup & Replication v11 đã setup
Nhu cầu cần chuyển VM đang chạy Dịch vụ Microsoft Exchange 2016
Thực hiện
Tiến hành dùng Veeam and Replication để backup VM trên ESXI 6.7
Sau backup xong tiến hành restore chọn Hyper-V
Từ Home->backup->VM vừa backup xong chúng ta tận dụng tính năng Instant Recovery-> Microsoft Hyper-V. Ở đây có 2 tùy chọn VMware vsphere, nghĩa môi trường ngược lại thì chúng ta backup hyper-v restore sang Vmware, lab tôi đang cần move qua Hyper-V.
Chọn restore point cũng được, mặc định sẽ chọn backup cuối cùng
Chọn Host-> chọn Server Hyper-V cần migration qua
Chúng ta chọn nơi lưu cấu hình và disk cho VM cần move qua
Network để sau khi restore config sau
Giữ lưu UUID cũ,
Xem có scan virus không không cần bỏ qua
Retoring Instance nghĩa là sẽ mount trực tiếp từ respoisty lên làm datastores để chạy trực tiếp từ Hyper-V móc vào các Veeam backup nhé, mục tiêu giúp chạy nhanh giải quyết bussiness có thể giảm thiểu downtime hệ thống. Trạng thái các bạn đang thấy là status đã mounted.
Về mặt production sau khi đảm bảo giải quyết câu chuyện backup thì chúng ta sẽ chọn vào restore để migration to production chuyển đổi hoàn toàn luôn, nghĩa là sẽ copy và restoring sang host hyper-v nhé.
Khi migration to production chuyển trạng thái mounted-> restoring nhé.
Restore thành công nhé.
Như vậy là thành công chuyển đổi máy ảo Exchange 2016 từ môi trường VMware esxi vsphere sang môi trường Microsoft Hyper-V. Ngoài công cụ Veeam backup & replication có thể có nhiều công cụ giúp chúng ta chuyển đổi V2V, P2V… các bạn đoán xem phần 2 tại đây nhé.
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.
Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện là gì?
Tổng thể nghĩa là mọi bộ phận. Toàn diện nghĩa là mọi mặt. Đây là sự sáng tạo phá hủy, mang tính tiến hóa. Một ví dụ minh họa rõ nét nhất điều này là quá trình thay đổi từ con nhộng thành con bướm, khi con ngài tự vận động, xé rách cái kén, thành con bướm bay lên. Đây cũng là sự khác biệt giữa ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Ứng dụng công nghệ thông tin là tối ưu hóa quy trình đã có, theo mô hình hoạt động đã có, để cung cấp dịch vụ đã có. Còn chuyển đổi số là thay đổi quy trình mới, thay đổi mô hình hoạt động mới, để cung cấp dịch vụ mới hoặc cung cấp dịch vụ đã có theo cách mới.
Britannica là một công ty kinh doanh theo mô hình bán sách bách khoa toàn thư có chất lượng nội dung cao, phục vụ giáo dục. Britannica đã có gần 250 năm tồn tại bằng cách bán bộ sách bìa bọc da dày 32 tập. Britannica ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách số hóa tài liệu của mình và xuất bản dưới dạng đĩa CD. Còn khi thực hiện chuyển đổi số, Britannica đã dừng xuất bản sách, dừng in đĩa CD, thay đổi mô hình kinh doanh bán sản phẩm thành mô hình kinh doanh bán dịch vụ truy cập trực tuyến đến kho nội dung của mình. Trong suốt quá trình đó, Britannica vẫn giữ được sứ mạng cốt lõi là chất lượng nội dung cao, phục vụ giáo dục.
Công nghệ số là gì?
Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng tín hiệu tương tự, biểu diễn dưới dạng giọng nói. Còn trong môi trường số, các thiết bị tính toán giao tiếp với nhau bằng tín hiệu số, biểu diễn dưới dạng tín hiệu nhị phân là 0 và 1. Công nghệ số, hiểu theo nghĩa rộng, là công nghệ xử lý tín hiệu số, hay công nghệ thông tin.
Còn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, hiểu theo nghĩa hẹp, là một bước phát triển cao hơn của công nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí rẻ hơn. Chiếc điện thoại thông minh hiện nay có năng lực tính toán cao hơn gấp hàng nghìn lần so với chiếc máy chủ điều khiển phóng tàu Apollo lên mặt trăng cách đây hơn 50 năm. Chính sự phát triển đột phá này của công nghệ đã cho phép chuyển đổi số một cách tổng thể và toàn diện mà trước kia không thể làm được.
Hơn 30 năm qua, chúng ta đã và đang chứng kiến 3 làn sóng công nghệ, mỗi làn sóng kéo dài khoảng 15 năm.
Làn sóng thứ nhất, từ năm 1985 đến năm 1999, gắn với sự phổ biến của máy vi tính, có thể tạm gọi là làn sóng số hóa thông tin, chuyển các tài liệu từ bản giấy sang bản điện tử.
Làn sóng thứ hai, từ năm 2000 đến năm 2015, gắn với sự phổ biến của Internet, điện thoại di động và mạng viễn thông di động, có thể tạm gọi là làn sóng số hóa quy trình nghiệp vụ, tin học hóa các quy trình nghiệp vụ để nâng cao năng suất, hiệu quả.
Làn sóng thứ ba, được cho là từ năm 2015 và dự báo kéo dài đến năm 2030, gắn với sự phát triển đột phá của công nghệ số, có thể tạm gọi là làn sóng chuyển đổi số, đưa toàn bộ các hoạt động từ xã hội thực lên không gian mạng, từ môi trường truyền thống lên môi trường số.
Bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy chuyển đổi số là trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây. Ngoài ra, chuỗi khối cũng là một công nghệ số quan trọng của chuyển đổi số.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?
Cách mạng công nghiệp xảy ra khi có đột phá lớn về công nghệ dẫn đến các thay đổi sâu sắc trong sản xuất và xã hội.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là giai đoạn từ cuối thể kỷ 18 với sự phát minh ra động cơ hơi nước và tạo ra sản xuất cơ khí. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 với sự xuất hiện của điện lực và tạo ra sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là giai đoạn từ những năm 1970 với sự xuất hiện của điện tử, máy tính, Internet và tạo ra sản xuất tự động. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là bắt đầu từ thập kỷ này với các đột phá và cộng hưởng của các công nghệ số và tạo ra sản xuất thông minh.
Ba cuộc cách mạng đã qua là cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa, là máy móc thay lao động chân tay. Cuộc cách mạng lần thứ tư là thông minh hóa, là máy móc thay lao động trí óc.
Trí tuệ nhân tạo là gì?
Con người nỗ lực làm cho máy móc có những năng lực trí tuệ của con người và gọi đó là trí tuệ nhân tạo. Xét theo nghĩa này, thì trí tuệ nhân tạo còn phải tiếp tục phát triển lâu dài nữa để tới gần hơn điều đó. Nhưng xét theo nghĩa hẹp hơn, là trí tuệ nhân tạo nhằm “tăng cường năng lực trí tuệ của con người”, thì đã có những bước tiến lớn trong vòng 2 thập kỷ vừa qua.
Máy học là một nhánh của trí tuệ nhân tạo, có mục tiêu làm cho máy móc có khả năng học tập như con người. Biết học là sẽ tự có được kiến thức mới. Máy học dựa trên dữ liệu. Do dữ liệu ngày càng nhiều, năng lực tính toán ngày càng mạnh, nên đã tạo ra những phát triển đột phá trong máy học, gọi là kỹ thuật học sâu.
Có thể ví trí tuệ nhân tạo như là hệ thần kinh của con người.
Internet vạn vật là gì? IOT
Internet là mạng lưới kết nối các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh … với nhau để trao đổi, chia sẻ dữ liệu. Internet vạn vật là mạng lưới kết nối vạn vật với nhau để làm việc tương tự. Vật dụng gia đình, như chiếc quạt điện, lò vi sóng, hay cành cây, ngọn cỏ, đều có thể kết nối, nói chuyện với nhau, nhờ vào những cảm biến có kích thước ngày càng nhỏ, chi phí ngày càng thấp, tiêu thụ năng lượng ngày càng ít và có năng lực tính toán ngày càng mạnh. Internet vạn vật đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa môi trường thực và môi trường số.
Có thể ví Internet vạn vật như là các giác quan của con người.
Dữ liệu lớn là gì? big data
Dữ liệu sinh ra từ hàng tỷ điện thoại thông minh, thiết bị và cảm biến kết nối vạn vật là rất lớn. Mỗi một ngày dữ liệu sinh ra có thể lên đến tương đương dữ liệu lưu trữ trong một tỷ đĩa DVD trước đây. Nếu công nghệ trước kia cần một thời gian rất dài để xử lý dữ liệu như vậy thì công nghệ số hiện nay cho phép xử lý, phân tích trong khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều để trích rút ra thông tin, tri thức hoặc đưa ra quyết định một cách phù hợp.
Có thể ví dữ liệu lớn như bộ não của con người.
Điện toán đám mây là gì? Clouding Computer
Điện toán đám mây là công nghệ cho phép năng lực tính toán nằm ở các máy chủ ảo, gọi là đám mây, trên Internet của các nhà cung cấp thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng, trên mặt đất, để mọi người kết nối, sử dụng như là dịch vụ khi họ cần. Một cách nôm na, điện toán đám mây cũng giống như điện lưới. Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp thay vì đầu tư máy chủ tính toán của riêng mình, giống như máy phát điện, thì sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, giống như điện lưới, sử dụng đến đâu trả chi phí đến đó mà không phải bận tâm tới việc vận hành, quản lý.
Có thể ví điện toán đám mây như là cơ bắp của con người.
Chuỗi khối là gì? (Blockchain)
Chuỗi khối, như tên gọi, là một chuỗi dữ liệu phân tán trên mạng, gồm các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Vì mã hóa nên bảo mật. Vì phân tán nên không ai có thể kiểm soát toàn bộ. Vì liên kết nên bất cứ sự sửa đổi nào đều để lại dấu vết, chống chối bỏ. Vì tất cả yếu tố như vậy nên bảo đảm sự an toàn, tin cậy và minh bạch.
Khó khăn và thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là gì?
Khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có nhận thức đúng.
Loài người đã quen với môi trường thực nhiều thế kỷ. Chuyển lên môi trường số là thay đổi thói quen. Thay đổi thói quen là việc khó. Thay đổi thói quen là việc lâu dài. Thay đổi thói quen ở một tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào quyết tâm của người đứng đầu.
Chuyển đổi số là chuyện chưa có tiền lệ, vì vậy, nhận thức đúng là việc khó. Nhận thức đúng về chuyển đổi số còn phải đặt trong bối cảnh cụ thể của một tổ chức. Chuyển đổi số là vấn đề nhận thức chứ không phải là vấn đề công nghệ, là chuyện dám làm hay không dám làm của người lãnh đạo.
Chuyển đổi số có gì không tốt?
Chuyển đổi số cũng giống như mọi thứ khác trên đời, luôn luôn có hai mặt, bởi vì công nghệ số là cội nguồn của những điều tốt đẹp lớn lao và cũng là nguồn gốc của những tác hại khủng khiếp tiềm tàng. Chúng ta có thể chưa hình dung hết được tất cả về những điều tốt đẹp và điều khủng khiếp đó ở thời điểm hiện nay.
Những hệ lụy đến từ môi trường số có thể kể ra như những chiêu trò lừa đảo, những chiến dịch ăn hiếp, bắt nạt trên mạng, những trang của các nhóm hận thù và những trang của các nhóm khủng bố.
Tại sao nói chuyển đổi số là thay đổi kích thước bàn ăn?
Một công ty du lịch lớn ở Mỹ quyết định thực hiện một sáng kiến chuyển đổi số bằng cách lắp đặt các camera công cộng và các cảm biến thu thập dữ liệu công khai ở nhà ăn của công ty. Dữ liệu được truyền về hệ thống tính toán để phân tích. Sau một thời gian, công ty nhận ra rằng nhóm những người thường xuyên ăn cùng nhau trong nhóm 4 người hoặc 12 người là những người có năng suất lao động cao hơn những người ăn một mình hoặc ăn theo nhóm đông hơn. Chính vì vậy, công ty này đã quyết định thay đổi kích thước bàn ăn trong nhà ăn của mình, chỉ gồm 2 loại bàn, dành cho 4 người và dành cho 12 người.
Chuyển đổi số, bắt đầu từ những đột phá công nghệ số, nhưng chuyển đổi số không phải chỉ là công nghệ số, mà quan trọng hơn, chuyển đổi số là chấp nhận cái mới, do đó, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về tư duy, nhận thức, thể chế, chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ.